Diễn Đàn Luật Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Luật Học

Luật dân sự, hình sự, thương mại, tài chính, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, hôn nhân gia đình, nghị định, thông tư, luật, phần mềm, tin học
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc

Go down 
Tác giảThông điệp
sanphaply2




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 08/07/2015

Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc   Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc I_icon_minitime17/07/15, 04:54 pm


Bà tôi muốn viết di chúc để lại tài sản riêng cho 2 con trước khi tái hôn thì cần những thủ tục gì? Nếu viết di chúc này sau thời điểm tái hôn thì thủ tục có phức tạp hơn không? Di chúc này có hiệu lực mãi mãi không? Xin cảm ơn luật sư!


*Điều kiện, thủ tục lập di chúc:
Theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về di chúc hợp pháp, cụ thể là:
"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

Như vậy, trong trường hợp này, nếu bà bạn có tài sản riêng, không có tranh chấp hay kê biên để đảm bảo thi hành án và muốn lập di chúc thì việc lập trước hay sau khi tái hôn cũng không có gì phức tạp hơn. Trước tiên, di chúc của bà bạn lập cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 652 trên. Và nội dung di chúc bao gồm:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
(Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc).


* Thủ tục lập di chúc:
Bà của bạn có thể đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hay phòng công chứng để chứng thực, hoặc công chứng di chúc và thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự sau đây:
- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứngthực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Đồng thời, theo Điều 662 Bộ luật dân sự quy định về sự sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc:
"1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ".
Do đó, bà bạn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào và di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (tức là từ thời điểm bà bạn mất).
Trân trọng!

Chi tiết xem tại http://sanphaply.com
Về Đầu Trang Go down
 
Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Luật Học :: LUẬT HỌC :: LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH-
Chuyển đến